TÀI LIỆU



Câu hỏi thường gặp
Chứng chỉ năng lực thiết kế và thi công kết cấu công trình dân dụng
Câu hỏi của bạn Thiên Phúc tại hòm thư thienphucdaotaoxaydung@gmail.com hỏi :

Đơn vị tôi chuyên thiết kế và thi công cáp dự ứng lực trong các công trình dân dụng, cấp công trình đạt cấp II trở lên. Vậy công ty tôi muốn xin cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng về lĩnh vực thiết kế và thi công kết cấu công trình dân dụng (Cáp dự ứng lực) có được ko?

 

Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có ý kiến trả lời như sau:

Trường hợp công ty đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 32 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng thì được xem xét cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực thi công xây dựng công trình về kết cấu ứng suất trước.


Cục Quản lý hoạt động xây dựng 

Cách phân loại công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật?

Theo QCVN 03:2012/BXD

2.1.1.1. Phân loại công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị được xác định theo công năng sử dụng.

1.5.3. Công trình dân dụng

Công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng.

2.1.4.1. Công trình công nghiệp

Công trình công nghiệp là nơi mà trong đó diễn ra các quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất, nằm trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, bao gồm có nhà (xưởng) sản xuất; nhà điều hành sản xuất; công trình phục vụ sản xuất (y tế, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, học tập, văn hóa, dịch vụ, kho tàng, giao thông…) và công trình kỹ thuật (điện, cấp - thoát nước, thông gió, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy...).

1.5.17. Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, công trình cấp xăng dầu và khí đốt, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, công trình giao thông đô thị.

Công trình xây dựng bao gồm những nhóm nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đầu tư công 2019, tiêu chí để phân loại dự án đầu tư theo các nhóm A, B, C

Lĩnh vực đầu tư

nhóm A

nhóm B

nhóm C

Hóa chất, Xây dựng khu nhà ở

≥ 2300 tỷ

120 tỷ ≤ và < 2.300 tỷ

< 120 tỷ

Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, Công nghiệp

≥ 1000 tỷ

60 tỷ ≤ và < 1.000 tỷ

< 60 tỷ

Y tế, văn hóa, giáo dục, Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở

≥ 800 tỷ

45 tỷ ≤ và < 800 tỷ

< 45 tỷ

Có bao nhiêu cấp công trình xây dựng, cách xác định?

Theo PHỤ LỤC II - Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Bảng 2. Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu - Loại kết cấu

2.1.1 Nhà, Kết cấu dạng nhà

Cấp công trình của nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác được xác định theo quy mô kết cấu quy định tại mục này. Nhà ở biệt thự không thấp hơn cấp III.

2.1.2 Công trình nhiều tầng có sàn (không bao gồm kết cấu mục 2.2)

2.1.3 Kết cấu nhịp ln dạng khung (không bao gồm kết cấu mục 2.3 và 2.5)

Ví dụ: Cổng chào, nhà cầu, cầu băng tải, khung treo biển báo giao thông, kết cấu tại các trạm thu phí trên các tuyến giao thông và các kết cấu nhịp lớn tương tự khác.

Tiêu chí

phân cấp

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

a) Chiều cao (m)

> 200

> 75 → 200

> 28 → 75

> 6 → 28

≤ 6

b) Số tầng cao

> 50

25 → 50

8 → 24

2 → 7

1

c) Tổng diện tích sàn (nghìn m2)

 

> 30

> 10 → 30

1 → 10

< 1

d) Nhịp kết cấu lớn nhất (m)

> 200

100 → 200

50 → < 100

15 → < 50

< 15

đ) Độ sâu ngầm (m)

 

> 18

6 → 18

< 6

 

e) Số tầng ngầm

 

≥ 5

2 → 4

1

 

Cách xác định niên hạn sử dụng, bậc chịu lửa cho công trình?

Theo Bảng 2-QCVN 03:2012/BXD - Cấp công trình theo độ bền vững và bậc chịu lửa của nhà và công trình

Cấp công trình

Chất lượng xây dựng công trình

Độ bền vững

Bậc chịu lửa

Đặc biệt

Bậc I: Niên hạn sử dụng trên 100 năm

Bậc I

I

II

Bậc II: Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm

Bậc II

III

Bậc III: Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm

Bậc III, bậc IV

IV

Bậc IV: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm

Bậc IV

CHÚ THÍCH: Đối với các công trình ở cấp đặc biệt (cấp cao hơn cấp I), ngoài những yêu cầu đã quy định trong Bảng này còn phải bổ sung những yêu cầu kỹ thuật đặc biệt (tải trọng và tác động, an toàn cháy nổ…) được lập riêng cho thiết kế và xây dựng công trình.

 

Theo mục 2.6.2 – Bảng 4 - QCVN 06:2021/BXD - Bậc chịu lửa của nhà

Bậc chịu lửa của nhà

Giới hạn chịu lửa của kết cấu nhà, không nhỏ hơn

Các bộ phận chịu lực của nhà

Tường ngoài không chịu lực

Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm)

Bộ phận của mái trong nhà không có tầng áp mái

Kết cấu buồng thang bộ

Tấm lợp (kể cả tấm lợp có lớp cách nhiệt)

Giàn, dầm, xà gồ

Tường trong

Bản thang và chiếu thang

I

R 120

E 30

REI 60

RE 30

R 30

REI 120

R 60

II

R 90

E 15

REI 45

RE 15

R 15

REI 90

R 60

III

R 45

E 15

REI 45

RE 15

R 15

REI 60

R 45

IV

R 15

E 15

REI 15

RE 15

R 15

REI 45

R 15

V

Không quy định

CHÚ THÍCH 1: Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa I, II, III thì sàn và trần của tầng hầm, tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa ít nhất REI 90. Sàn các tầng 1 và tầng trên cùng phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1.

CHÚ THÍCH 2: Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa IV, V thì sàn của tầng hầm hay tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1 và có giới hạn chịu lửa không dưới REI 45

CHÚ THÍCH 3: Đối với nhà có 2 hoặc 3 tầng hầm (nhà thuộc nhóm F1.3 và nhà hỗn hợp) thì các cấu kiện, kết cấu chịu lực ở tầng hầm phải có giới hạn chịu lửa tối thiểu R 120.

Các xác định Nhóm nguy hiểm cháy công trình?

QCVN 06/2021-BXD - Bảng 6 - Phân nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng

Nhóm

Mục đích sử dụng

Đặc điểm sử dụng

(1)

(2)

(3)

F1

Nhà để ở thường xuyên hoặc tạm thời (trong đó có cả để ở suốt ngày đêm).

Các gian phòng trong nhà này thường được sử dụng cả ngày và đêm. Nhóm người trong đó có thể gồm nhiều lứa tuổi và trạng thái thể chất khác nhau. Đặc trưng của các nhà này là có các phòng ngủ.

F1.1

Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; bệnh viện (không bao gồm bệnh viện dã chiến), khối nhà điều trị nội trú của cơ sở phòng chống dịch bệnh, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh; nhà chuyên dùng cho người cao tuổi và người khuyết tật (không phải nhà căn hộ), nhà dưỡng lão; khối nhà ngủ của các trường nội trú và của các cơ sở cho trẻ em; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự.

F1.2

Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ; ký túc xá, nhà ở tập thể; khối nhà ngủ của các cơ sở điều dưỡng, nghỉ dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình; và các cơ sở lưu trú khác có đặc điểm sử dụng tương tự.

F1.3

Nhà chung cư; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự

F1.4

Nhà ở riêng lẻ; và các nhà có đặc điểm tương tự.

F4

Các công trình giáo dục, đào tạo, trụ sở làm việc, tổ chức khoa học, nghiên cứu và thiết kế, cơ quan quản lý

Các phòng trong các nhà này được sử dụng một số thời gian nhất định trong ngày, bên trong phòng thường có nhóm người cố định, quen với điều kiện tại chỗ, có độ tuổi và trạng thái thể chất xác định.

F4.3

Trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan Nhà nước các cấp, nhà làm việc của nhân viên văn phòng trong các doanh nghiệp; tổ chức chính trị, xã hội; trụ sở của các tôn giáo; tổ chức thiết kế, tổ chức nghiên cứu khoa học, trạm nghiên cứu địa chấn, trạm khí tượng thủy văn, cơ sở nghiên cứu vũ trụ; tổ chức thông tin và nhà xuất bản; cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin; ngân hàng, cơ quan, văn phòng; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự.

Có quy định nào về bậc chịu lửa cho công trình khách sạn, chung cư, văn phòng cao tầng không?

Theo QCVN 06/2021/BXD – M.1.1.9.  Các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp có chiều cao PCCC từ trên 50 m đến 150 m (có không quá 3 tầng hầm), các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.3 có chiều cao PCCC từ trên 75 m đến 150 m (có không quá 3 tầng hầm) bên cạnh việc bảo đảm những quy định tại các Phần 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9, còn phải tuân thủ các quy định bổ sung về an toàn cháy tương ứng nêu tại A.2 và A.3 của Phụ lục A.

CHÚ THÍCH: Bệnh viện và trường phổ thông chỉ cho phép bố trí các công năng chính từ tầng bán hầm hoặc tầng hầm 1 (trong trường hợp không có tầng bán hầm) trở lên. Tầng hầm 1 là tầng hầm trên cùng hoặc ngay sát tầng bán hầm.

A.2  Các quy định đối với nhà (có chiều cao PCCC từ trên 50 m đến 150 m) thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp

A.2.1 Các nhà thuộc các nhóm này có bậc chịu lửa tối thiểu là bậc I.

A.2.24.1  Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng phải không được thấp hơn các giá trị quy định cho trong Bảng A.1.

Bảng A.1 - Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện xây dựng

Tên cấu kiện (bộ phận nhà)

Giới hạn chịu lửa tối thiểu cho nhà có chiều cao PCCC, m

> 50 và ≤ 100

> 100 và ≤ 150

(1)

(2)

(3)

1. Cột chịu lực, tường chịu lực, hệ giằng, vách cứng, giàn, các bộ phận của sàn giữa các tầng và sàn mái của nhà không có tầng áp mái (dầm, xà, bản sàn) 1)

R 150

R 180

3. Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm)

REI 120

REI 120

6.2  Bản thang và chiếu thang

R 60

R 60

7. Tường ngăn cháy và sàn ngăn cháy

REI 150

REI 180

1) Các bộ phận của nhà như các tường chịu lực, cột chịu lực, hệ giằng, vách cứng, các bộ phận của sàn (dầm, xà hoặc tấm sàn) được xếp vào loại các bộ phận chịu lực của nhà nếu chúng tham gia vào việc bảo đảm sự ổn định tổng thể và sự bất biến hình của nhà khi có cháy. Các bộ phận chịu lực mà không tham gia vào việc bảo đảm ổn định tổng thể của nhà phải được đơn vị thiết kế chỉ dẫn trong tài liệu kỹ thuật của nhà.

CHÚ THÍCH: Giới hạn chịu lửa R của kết cấu chịu lực mà là gối tựa cho sàn ngăn cháy phải không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa R của chính sàn ngăn cháy đó.

Chiều cao PCCC là gì?

Theo QCVN 06/2021/BXD – M.1.4.8. Chiều cao phòng cháy chữa cháy (chiều cao PCCC)

Chiều cao phòng cháy chữa cháy (chiều cao PCCC) của nhà được xác định bằng khoảng cách từ mặt đường thấp nhất cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng, không kể tầng kỹ thuật trên cùng. Khi không có lỗ cửa (cửa sổ), thì chiều cao PCCC được xác định bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng. Trong trường hợp mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của tường chắn mái.

Vữa bê tông, vữa trát, khối xây,… có phải là vật liệu không cháy?

Phụ lục B – QCVN 06/2021/BXD

Phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc tính kỹ thuật về cháy

B.1  Vật liệu xây dựng được phân thành hai loại: vật liệu cháy và vật liệu không cháy theo các trị số của các thông số thử nghiệm cháy như sau:

a) Vật liệu không cháy, phải bảo đảm trong suốt khoảng thời gian thử nghiệm:

- Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50 ºC.

- Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50 %.

- Thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 10 s.

b) Vật liệu cháy là vật liệu khi thử nghiệm, không thỏa mãn một trong 3 yếu tố trên.

CHÚ THÍCH 1: Các thông số thử nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn ISO 1182 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

CHÚ THÍCH 2: Một số vật liệu thực tế sau được xếp vào vật liệu không cháy: Các vật liệu vô cơ nói chung như bê tông, gạch đất sét nung, gốm, kim loại, khối xây và vữa trát, và tương tự.

Cách xác định Giới hạn chịu lửa (R) của cấu kiện dầm BTCT?

Theo phụ lục F – QCVN 06:2021/BXD quy định Dầm:

Bảng F.4 - Dầm bê tông cốt thép

Đặc điểm

Giá trị nhỏ nhất của thông số, mm, để bảo đảm giới hạn chịu lửa

R 240

R 180

R 120

R 90

R 60

R 30

1. Bê tông cốt liệu gốc silic:

 

 

 

 

 

 

a) Chiều dày trung bình của lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu lực chính

651)

551)

451)

35

25

15

b) Chiều rộng tiết diện dầm

280

240

180

140

110

80

2. Bê tông cốt liệu gốc silic có trát xi măng hoặc thạch cao dày 15 mm trên lưới thép mảnh;

 

 

 

 

 

 

a) Chiều dày trung bình của lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu lực chính

50 1)

40

30

20

15

15

b) Chiều rộng tiết diện dầm

250

210

170

110

85

70

 

Bảng F.5 - Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước

Đặc điểm

Giá trị nhỏ nhất của thông số, mm, để bảo đảm giới hạn chịu lửa

R 240

R 180

R 120

R 90

R 60

R 30

1. Bê tông cốt liệu gốc silic:

 

 

 

 

 

 

a) Chiều dày trung bình của lớp bê tông bảo vệ cốt thép ứng suất trước (thanh, cáp)

100 1)

85 1)

65 1)

50 1)

40

25

b) Chiều rộng tiết diện dầm

280

240

180

140

110

80

2. Bê tông cốt liệu gốc silic, có các ván bê tông vermiculite dày 15 mm sử dụng như tấm chắn cố định:

 

 

 

 

 

 

a) Chiều dày trung bình của lớp bê tông bảo vệ cốt thép ứng suất trước (thanh, cáp)

75 1)

60

45

35

25

15

b) Chiều rộng tiết diện dầm

210

170

125

100

70

70

4. Bê tông cốt liệu gốc silic có trát thạch cao dày 15 mm trên lưới thép mảnh:

 

 

 

 

 

 

a) Chiều dày trung bình của lớp bê tông bảo vệ cốt thép ứng suất trước (thanh, cáp)

90

75

50

40

30

15

b) Chiều rộng tiết diện dầm

250

210

170

110

55

70

Cách xác định Giới hạn chịu lửa (R) của cấu kiện cột BTCT?

Theo phụ lục F – QCVN 06:2021/BXD quy định Cột:

Bảng F.6 - Cột bê tông cốt thép (có 4 mặt đều tiếp xúc với lửa)

Đặc điểm

Giá trị nhỏ nhất của thông số, mm, để bảo đảm giới hạn chịu lửa

R 240

R 180

R 120

R 90

R 60

R 30

1. Bê tông cốt liệu gốc silic:

a) Không có biện pháp bảo vệ bổ sung

450

400

300

250

200

150

b) Có trát xi măng hoặc thạch cao dày 15 mm trên lưới thép mảnh

300

275

225

150

150

150

c) Có trát vermiculite/thạch cao1)

275

225

200

150

120

120

2. Bê tông cốt liệu đá vôi hoặc gốc silic:

 

 

 

 

 

 

Có thể có cốt thép phụ trong lớp bê tông bảo vệ nếu cần

300

275

225

200

190

150

3. Bê tông cốt liệu nhẹ

300

275

225

200

190

150

1) Vermiculite/thạch cao phải có tỷ lệ phối trộn theo thể tích nằm trong khoảng 1,5:1 đến 2:1.

CHÚ THÍCH 1: Nguyên tắc xác định giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xem thêm 2.3.2.

CHÚ THÍCH 2: Giới hạn chịu lửa trong bảng chỉ dùng cho kết cấu tĩnh định. Các kết cấu siêu tĩnh được tính toán chịu lửa theo tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.

CHÚ THÍCH 3: Các thông số của tiết diện cấu kiện phải xét đồng thời.

 

Bảng F.7 - Cột bê tông cốt thép (có 1 mặt tiếp xúc với lửa)

Đặc điểm

Giá trị nhỏ nhất của thông số, mm, để bảo đảm giới hạn chịu lửa

R 240

R 180

R 120

R 90

R 60

R 30

Bê tông cốt liệu gốc silic:

 

 

 

 

 

 

a) Không có biện pháp bảo vệ bổ sung

180

150

100

100

75

75

b) Có trát vermiculite/thạch cao 1) dày 15 mm trên bề mặt tiếp xúc với lửa

125

100

75

75

65

65

1) Vermiculite/thạch cao phải có tỷ lệ phối trộn theo thể tích nằm trong khoảng 1,5:1 đến 2:1.

CHÚ THÍCH 1: Nguyên tắc xác định giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xem thêm 2 3.2.

CHÚ THÍCH 2: Giới hạn chịu lửa trong bảng chỉ dùng cho kết cấu tĩnh định. Các kết cấu siêu tĩnh được tính toán chịu lửa theo tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.

CHÚ THÍCH 3: Các thông số của tiết diện cấu kiện phải xét đồng thời.

Cách xác định Giới hạn chịu lửa (R) của cấu kiện Vách BTCT (Tường BTCT)?

Theo phụ lục F – QCVN 06:2021/BXD quy định:

Bảng F.1 - Tường bê tông

Kết cấu và vật liệu

Chiều dày nhỏ nhất không kể lớp trát, mm, để bảo đảm giới hạn chịu lửa

Cho cấu kiện chịu lực

REI

240

REI

180

REI

120

REI

90

REI

60

REI

30

1. Tường bê tông cốt thép, có chiều dày nhỏ nhất của lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu lực chính là 25 mm:

 

 

 

 

 

 

a) Không trát (được thiết kế theo tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng)

-

-

-

-

-

-

b) Trát xi măng cát dày 12,5 mm

180

-

100

100

75

75

c) Trát thạch cao - cát dày 12,5 mm

180

-

100

100

75

75

d) Trát thạch cao - vermiculite dày 12,5 mm

125

-

75

75

63

63

3. Tường gạch đất sét nung, tường gạch bê tông:

 

 

 

 

 

 

a) Không trát

200

200

100

100

100

100

b) Trát xi măng cát dày 13 mm

200

200

100

100

100

100

c) Trát thạch cao - cát dày 13 mm

200

200

100

100

100

100

d) Trát thạch cao - vermiculite hoặc thạch cao - perlite1) dày 13 mm

100

-

100

100

100

100

Cách xác định Giới hạn chịu lửa (R) của cấu kiện sàn BTCT?

Theo phụ lục F – QCVN 06:2021/BXD quy định:

Bảng F.12 - Sàn bê tông cốt thép (cốt liệu gốc silic hoặc đá vôi)

Kết cấu sàn

Giá trị nhỏ nhất của thông số, mm, để bảo đảm giới hạn chịu lửa

REI

240

REI

180

REI

120

REI

90

REI

60

REI

30

1. Sàn đặc:

 

 

 

 

 

 

a) Chiều dày trung bình của lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu lực

25

25

20

20

15

15

b) Chiều cao tổng thể 1) của tiết diện

150

150

125

125

100

100

1) Có thể cộng thêm chiều dày của các lớp láng hoặc lớp hoàn thiện bằng vật liệu không cháy.

2) Có thể bổ sung cốt thép phụ để giữ lớp bê tông bảo vệ nếu cần.

 

Bảng F.13 - Sàn bê tông cốt thép ứng suất trước (cốt liệu gốc silic hoặc đá vôi)

Kết cấu sàn

Giá trị nhỏ nhất của thông số, mm, để bảo đảm giới hạn chịu lửa

REI

240

REI

180

REI

120

REI

90

REI

60

REI

30

1. Sàn đặc:

 

 

 

 

 

 

a) Chiều dày trung bình của lớp bê tông bảo vệ cốt thép ứng suất trước (thanh, cáp)

65 1)

50 1)

40

30

25

15

b) Chiều cao tổng thể2) của tiết diện

150

150

125

125

100

100

1) Có thể bổ sung cốt thép phụ để giữ lớp bê tông bảo vệ nếu cần.

2) Có thể cộng thêm chiều dày của các lớp láng hoặc lớp hoàn thiện bằng vật liệu không cháy.

Còn có quy định nào khác về Giới hạn chịu lửa của kết cấu không?

Theo QCVN 03:2012/BXD – M.2.2.2.1.3. Nhà chung cư trên 25 tầng (trên 75 m) phải được xây dựng với cấp công trình không nhỏ hơn cấp I và giới hạn chịu lửa của các bộ phận chủ yếu của công trình không thấp hơn các giá trị sau:

- Bộ phận chịu lực của nhà: R 180;

- Tường ngoài không chịu lực: E 60;

- Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm): REI 90;

- Tường buồng thang trong nhà: REI 180;

- Bản thang và chiếu thang: R 90.

CHÚ THÍCH: Quy định này cũng được áp dụng cho nhà và công trình công cộng.
Quy định tại mục 2.2.2.1.3 – QCVN 03:2012/BXD có nên áp dụng không?
Vì QCVN 03:2012/BXD không phải là mới nhất so với QCVN 06:2021/BXD do đó nên áp dụng theo quy chuẩn mới nhất.
Cách phân biệt động đất mạnh, yếu?

Theo giá trị gia tốc nền thiết kế ag = gI x agR, chia thành ba trường hợp động đất:

- Động đất mạnh ag ≥ 0,08g, phải tính toán và cấu tạo kháng chấn;

- Động đất yếu 0,04gag < 0,08g, chỉ cần áp dụng các giải pháp kháng chấn đã được giảm nhẹ;

- Động đất rất yếu ag < 0,04g, không cần thiết kế kháng chấn.
Phân loại tải trọng theo TCVN 2737-1995

2.3. Phân loại tải trọng

2.3.1. Tải trọng được phân thành tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời (dài hạn, ngắn hạn và đặc biệt) tùy theo thời gian tác dụng của chúng.

2.3.2. Tải trọng thường xuyên (tiêu chuẩn hoặc tính toán) là các tải trọng tác dụng không biến đổi trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình. Tải trọng tạm thời là các tải trọng có thể không có trong một giai đoạn nào đó của quá trình xây dựng và sử dụng.

2.3.3. Tải trọng thường xuyên gồm có:

2.3.3.1. Khối lượng các thành phần và công trình, gồm khối lượng các kết cấu chịu lực và các kết cấu bao che;

2.3.3.2. Khối lượng và áp lực chịu đựng của đất (lấp và đắp), áp lực tạo ra do việc khai thác mỏ;

Chú thích: ứng lực tự tạo hoặc có trước trong kết cấu hay nền móng (kể cả ứng suất trước) phải kể đến khi tính toán như ứng lực do các tải trọng thường xuyên.

2.3.4. Tải trọng tạm thời dài hạn gồm có:

2.3.4.1. Khối lượng vách ngăn tạm thời, khối lượng phần đất và bê tông đệm dưới thiết bị;

2.3.4.2. Khối lượng của thiết bị cố định: máy cái, mô tơ, thùng chứa, ống dẫn kể cả phụ kiện, gối tựa, lớp ngăn cách, băng tải, băng truyền, các máy nâng cố định kể cả dây cáp và thiết bị đều khiển, trọng lượng các chất lỏng và chất rắn trong thiết bị suốt quá trình sử dụng.

2.3.4.3. Áp lực hơi, chất lỏng, chất rời trong bể chứa và đường ống trong quá trình sử dụng, áp lực dư và sự giảm áp không khí khi thông gió các hầm lò và các nơi khác;

2.3.4.9. Các tải trọng lên sàn nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà nông nghiệp nêu ở cột 5 bảng 3

2.3.5. Tải trọng tạm thời ngắn hạn gồm có:

2.3.5.6. Tải trọng gió;

2.3.5.1. Khối lượng người, vật liệu sửa chữa, phụ kiện dụng cụ và đồ gá lắp trong phạm vi phục vụ và sửa chữa thiết bị;

2.3.5.2. Tải trọng sinh ra khi chế tạo, vận chuyển và xây lắp các kết cấu xây dựng, khi lắp ráp và vận chuyển các thiết bị kể cả tải trọng gây ra do khối lượng của các thành phần và vật liệu chất kho tạm thời (không kể các tải trọng ở các vị trí được chọn trước dùng làm kho hay để bảo quản vật liệu, tải trọng tạm thời do đất đắp.

2.3.5.3. Tải trọng do thiết bị sinh ra trong các giai đoạn khởi động, đóng máy, chuyển tiếp và thử máy kể cả khi thay đổi vị trí hoặc thay thế thiết bị:

2.3.5.4. Tải trọng do thiết bị nâng chuyển di động (cầu trục, cẩu treo, palăng đến, máy bốc xếp..) dùng trong thời gian xây dựng, sử dụng, tải trọng do các công việc bốc dỡ ở các kho chứa và kho lạnh;

2.3.5.5. Tải trọng lên sàn nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà nông nghiệp nêu ở cột 4 bảng 3;

2.3.6. Tải trọng đặc biệt gồm có:

2.3.6.1. Tải trọng động đất;

2.3.6.2. Tải trọng do nổ ;

Tổ hợp tải trọng theo TCVN 2737-1995?

2.4. Tổ hợp tải trọng

2.4.1. Tùy thành phần các tải trọng tính đến, tổ hợp tải trọng gồm có tổ hợp cơ bản và tổ hợp đặc biệt.

2.4.1.1. Tổ hợp tải trọng cơ bản gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn và tạm thời ngắn hạn

2.4.1.2. Tổ hợp tải trọng đặc biệt gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn, tải trọng tạm thời ngắn hạn có thể xảy ra và một trong các tải trọng đặc biệt. Tổ hợp tải trọng đặc biệt do tác động nổ hoặc do va chạm của các phương tiện giao thông với các bộ phận công trình cho phép không tính đến các tải trọng tạm thời ngắn hạn cho trong mục 2.3.5. Tổ hợp tải trọng dùng để tính khả năng chống cháy của kết cấu là tổ hợp đặc biệt.

2.4.2. Tổ hợp tải trọng cơ bản có một tải trọng tạm thời thì giá trị của tải trọng tạm thời được lấy toàn bộ.

2.4.3. Tổ hợp tải trọng cơ bản có từ hai tải trọng tạm thời trở lên thì giá trị tính toán của tải trọng tạm thời hoặc các nội lực tương ứng của chúng phải được nhân với hệ số tổ hợp như sau:

2.4.3.1. Tải trọng tạm thời dài hạn và tải trọng tạm thời ngắn hạn nhân với hệ số 0,9;

2.4.3.2. Khi có thể phân tích ảnh hưởng riêng biệt của từng tải trọng tạm thời ngắn hạn lên nội lực, chuyển vị trong các kết cấu và nền móng thì tải trọng có ảnh hưởng lớn nhất không giảm, tải trọng thứ hai nhân với hệ số 0,8; các tải trọng còn lại nhân với hệ số 0,6.

2.4.4. Tổ hợp tải trọng đặc biệt có hai tải trọng tạm thời thì giá trị của tải trọng tạm thời được lấy toàn bộ.

2.4.5. Tổ hợp tải trọng đặc biệt có hai tải trọng tạm thời trở lên, giá trị tải trọng đặc biệt được lấy không giảm, giá trị tính toán của tải trọng tạm thời hoặc nội lực tương ứng của chúng được nhân với hệ số tổ hợp như sau: tải trọng tạm thời dài hạn nhân với hệ số 0,95, tải trọng tạm thời ngắn hạn nhân với hệ số 0,8 trừ những trường hợp đã được nói rõ trong tiêu chuẩn thiết kế các công trình trong vùng động đất hoặc các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu và nền móng khác

Hệ số độ tin cậy đối với các tải trọng do khối lượng kết cấu xây dựng và đất theo TCVN 2737-1995?

Bảng 1. Hệ số độ tin cậy đối với các tải trọng do khối lượng kết cấu xây dựng và đất

1,05 – Thép

1,10 – Bê tông có khối lượng thể tích lớn hơn 1600 kg/m³, bê tông cốt thép, gạch đá, gạch đá có cốt thép và gỗ

1,20 – Bê tông có khối lượng thể tích không lớn hơn 1600 kg/m³, các vật liệu ngăn cách, các lớp trát và hoàn thiện (tấm, vỏ, các vật liệu cuộn, lớp phủ, lớp vữa lót..) điều kiện sản xuất - Trong nhà máy

1,30 – Bê tông có khối lượng thể tích không lớn hơn 1600 kg/m³, các vật liệu ngăn cách, các lớp trát và hoàn thiện (tấm, vỏ, các vật liệu cuộn, lớp phủ, lớp vữa lót..) điều kiện sản xuất - Ở công trường

1,10 – Đất nguyên thổ

1,15 – Đất đắp

Chú thích:

1) Khi kiểm tra ổn định chống lật, đối với phần khối lượng kết cấu và đất, nếu giảm xuống có thể dẫn đến sự làm việc của kết cấu bất lợi hơn thì hệ số độ tin cậy lấy bằng 0,9

2) Khi xác định tải trọng của đất tác động lên công trình cần tính đến ảnh hưởng của độ ẩm thực tế, tải trọng vật liệu chất kho, thiết bị và phương tiện giao thông tác động lên đất;

3) Đối với kết cấu thép,nếu ứng lực do khối lượng riêng vượt quá 50% ứng lực chung thì hệ số  độ tin cậy lấy bằng 1,1.

Hệ số độ tin cậy của các tải trọng do khối lượng thiết bị theo TCVN 2737-1995?

Bảng 2. Hệ số độ tin cậy của các tải trọng do khối lượng thiết bị

1,05 - Trọng lượng thiết bị cố định

1,20 - Trọng lượng lớp ngăn cách của thiết bị đặt cố định

1,00 - Trọng lượng vật chứa trong thiết bị, bể chứa và ống dẫn chất lỏng

1,10 - Trọng lượng vật chứa trong thiết bị, bể chứa và ống dẫn chất huyền phù, chất cặn và các chất rời

1,20 - Tải trọng do máy bốc dỡ và xe cộ

1,30 - Tải trọng do vật liệu có khả năng hút ẩm ngấm nước (bông, vải, sợi, mút xốp, thực phẩm…)

Tác dụng tải trọng động theo TCVN 2737-1995?

4.2.4.4. Tác dụng động của tải trọng thẳng đứng do máy bốc xếp hay xe cộ được phép tính bằng cách nhân tải trọng tiêu chuẩn tĩnh với hệ số động 1,2.

Tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều trên sàn và cầu thang theo TCVN 2737-1995?

Bảng 3- Tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều trên sàn và cầu thang 

Loại phòng

Loại nhà và công trình

Tải trọng tiêu chuẩn (daN/m2)

Toàn phần

Phần dài hạn

1. Phòng ngủ

a) Khách sạn, bệnh viện, trại giam

b) Nhà ở kiểu căn hộ, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nội trú, nhà nghỉ, nhà hưu trí, nhà điều dưỡng…

200

150

70

30

2. Phòng ăn, phòng khách, buồng vệ sinh, phòng tắm, phòng bida

a) Nhà ở kiểu căn hộ

b) Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nhà nghỉ, nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh viện, trại giam, nhà máy

150

200

30

70

3. Bếp, phòng giặt

a) Nhà ở kiểu căn hộ

b) Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nhà nghỉ, nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh viện, trại giam, nhà máy

150

300

130

100

4. Văn phòng, phòng thí nghiệm

Trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, ngân hàng, cơ sở nghiên cứu khoa học

200

100

5. Phòng nồi hơi, phòng động cơ và quạt… kể cả khối lượng máy

Nhà cao tầng, cơ quan, trường học, nhà nghỉ, nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh viện, trại giam, cơ sở nghiên cứu khoa học

750

750

6. Phòng đọc sách

a) Có đặt giá sách

b) Không đặt giá sách

400

200

140

70

7. Nhà hàng

a) Ăn uống, giải khát

b) Triển lãm, trưng bày, cửa hàng

300

400

100

140

8. Phòng hội họp, khiêu vũ, phòng đợi, phòng khán giả, phòng hòa nhạc, phòng thể thao, khán đài

a) Có ghế gắn cố định

b) Không có ghế gắn cố định

400

500

140

180

9. Sân khấu

 

750

270

10. Kho

Tải trọng cho 1 mét chiều cao vật liệu chất kho:

a) Kho sách lưu trữ (sách hoặc tài liệu xếp dày đặc)

b) Kho sách ở các thư viện

c) Kho giấy

d) Kho lạnh

480/1m
240/1m

400/1m

500/1m

480/1m
240/1m

400/1m

500/1m

11. Phòng học

Trường học

200

70

12. Xưởng

a) Xưởng đúc

b) Xưởng sửa chữa, bảo dưỡng xe có trọng tải ≤ 2500kg

c) Phòng lớn có lắp máy và có đường đi lại

2000

500

400

-

-

-

13. Phòng áp mái

Các loại nhà

70

-

14. Ban công và lôgia

a) Tải trọng phân bố đều từng dải trên diện tích rộng 0,8m dọc theo lan can, ban công, lôgia

b) Tải trọng phân bố đều trên toàn bộ diện tích ban công, lôgia được xét đến nếu tác dụng của nó bất lợi hơn khi lấy theo mục a

400

 

200

 

140

 

70

 

15. Sảnh, phòng giải lao, cầu thang, hành lang thông với các phòng

a) Phòng ngủ, văn phòng, phòng thí nghiệm, phòng bếp, phòng giặt, phòng vệ sinh, phòng kĩ thuật.

b) Phòng đọc, nhà hàng, phòng hội họp, khiêu vũ, phòng đợi, phòng khán giả, phòng hòa nhạc, phòng thể thao, kho, ban công, lôgia

c) Sân khấu

300

 

400


500

100

 

140


180

16. Gác lửng

 

75

-

17. Trại chăn nuôi

a) Gia súc nhỏ

b) Gia súc lớn

≥ 200

≥ 500

≥ 70

≥ 180

18. Mái bằng có sử dụng

a) Phần mái có thể tập trung đông người (đi ra từ các phòng sản xuất, giảng đường, các phòng lớn)

b) Phần mái dùng để nghỉ ngơi

c) Các phần khác

400


150

50

140


50

-

19. Mái bằng không sử dụng

a) Mái ngói, mái fibrô xi măng, mái tôn và tương tự, trần bê tông đổ tại chỗ không có người đi lại, chỉ có người đi lại sửa chữa, chưa kể các thiết bị điện nước, thông hơi nếu có.

b) Mái bằng, mái dốc bằng bê tông cốt thép, máng nước mái hắt, trần bê tông lắp ghép không có người đi lại, chỉ có người đi lại sửa chữa, chưa kể các thiết bị điện nước, thông hơi nếu có

30

 

 

75

-

 

 

-

20.Sàn nhà ga và bến tàu điện ngầm

 

400

140

21. Ga ra ô ô

Đường cho xe chạy, dốc lên xuống dùng cho xe con, xe khách và xe tải nhẹ có tổng khối lượng ≤ 2500kg

500

180

Chú thích:

1) Tải trọng nêu ở mục 13 bảng 3  được kể trên diện tích không đặt thiết bị và vật liệu;

2) Tải trọng nêu ở mục 14 bảng 3 dùng để tính các kết cấu chịu lực của ban công, lôgia. Khi tính các kết cấu tường, cột, móng đỡ ban công, lôgia thì tải trọng trên ban công, lôgia lấy bằng tải trọng các phòng chính kề ngay đó và được giảm theo các chỉ dẫn của mục 4.3.5

3) Mái hắt hoặc máng nước làm việc  kiểu công xôn được tính với tải trọng tập trung thẳng đứng đặt ở mép ngoài. Giá trị tiêu chuẩn của tải trọng tập trung lấy bằng 75daN trên một mét dài dọc tường. Đối với những mái hắt hoặc máng nước có chiều dài dọc tường dưới một mét vẫn lấy một tải trọng tập trung bằng 75daN. Hệ số độ tin cậy đối với tải trọng tập trung này bằng 1,3. Sau khi tính theo tải trọng tập trung phải kiểm tra lại tải phân phối đều. Giá trị tiêu chuẩn của tải trọng phân phối đều lấy theo mục 19b bảng 3
Hệ số độ tin cậy đối với tải trọng phân phối đều theo TCVN 2737-1995?

4.3.3. Hệ số độ tin cậy đối với tải trọng phân phối đều bằng 1,3 khi tải trọng tiêu chuẩn < 200daN/m2,

bằng 1,2 khi tải trọng tiêu chuẩn ≥ 200daN/m2.

Hệ số độ tin cậy đối với tải trọng do khối lượng các vách ngăn tạm thời lấy theo điều 3.2.

Xác định giới hạn chuyển vị đỉnh + giới hạn chuyển vị ngang tương đối giữa các tầng do tải trọng gió -TCVN 5574-2018?

Giới hạn chuyển vị đỉnh + Giới hạn chuyển vị ngang tương đối giữa các tầng do tải trọng gió:

M.4.4  Chuyển vị và độ võng giới hạn theo phương ngang do tải trọng gió

Bảng M.4 - Chuyển vị giới hạn theo phương ngang fu theo yêu cầu cấu tạo

Nhà, tường và tường ngăn

Liên kết giữa tường, tường ngăn với khung nhà

Chuyển vị giới hạn fu

1. Nhà nhiều tầng

Bất kỳ

h/500

2. Một tầng của nhà nhiều tầng:

Mềm

hs/300

a) Tường và tường ngăn bằng gạch, bằng bê tông thạch cao, bằng panen bê tông cốt thép

Cứng

hs/500

CHÚ THÍCH 1: Đối với các giá trị trung gian của hs (theo mục 3) thì chuyển vị ngang giới hạn cần được xác định bằng nội suy tuyến tính.

CHÚ THÍCH 3: Các liên kết mềm bao gồm các liên kết giữa tường hoặc tường ngăn với khung mà không ngăn cản dịch chuyển của khung (không truyền vào tường và tường ngăn nội lực có thể gây hư hỏng các chi tiết cấu tạo); các liên kết cứng bao gồm các liên kết ngăn cản các dịch chuyển tương hỗ của khung, tường hoặc tường ngăn.

Các ký hiệu trong bảng:

h  là chiều cao nhà nhiều tầng, lấy bằng khoảng cách từ mặt móng đến trục của xà đỡ mái.

hs  là chiều cao tầng của nhà một tầng, lấy bằng khoảng cách từ mặt móng đến mặt dưới của kết cấu vì kèo; trong nhà nhiều tầng: đối với tầng dưới - bằng khoảng cách từ trên mặt móng đến trục của xà đỡ sàn mái; đối với các tầng còn lại - bằng khoảng cách giữa các trục của các xà liền kề.

Độ võng giới hạn theo phương đứng của các cấu kiện theo TCVN 5574-2018?

M.4.2  Độ võng giới hạn theo phương đứng của các cấu kiện

M.4.2.1  Độ võng giới hạn theo phương đứng của các cấu kiện và tải trọng tương ứng dùng để xác định độ võng đó được nêu trong Bảng M.1. Các yêu cầu đối với các khe hở giữa các cấu kiện liền kề được nêu trong M.3.6.

Bảng M.1 - Độ võng giới hạn theo phương đứng fu và tải trọng tương ứng để xác định độ võng theo phương đứng

Cấu kiện kết cấu

Độ võng giới hạn

theo phương đứng fu

Tải trọng để xác định độ võng

theo phương đứng

2. Dầm, giàn, xà, bản, xà gồ, tấm (bao gồm cả sườn của tấm và bản) của:

 

 

a) Mái và sàn tầng nhìn thấy được với nhịp L, m:

 

Tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn

L ≤ 1

L/120

L = 3

L/150

L = 6

L/200

L = 24 (khi chiều cao phòng đến 6 m lấy 12)

L/250

L ≥ 36 (khi chiều cao phòng đến 6 m lấy 24)

L/300

4. Các bản sàn tầng, bản thang, chiếu nghỉ, chiếu tới, mà độ võng của chúng không bị cản trở bởi các cấu kiện liền kề

0,7 mm

Tải trọng tập trung 1 kN ở giữa nhịp

CHÚ THÍCH 1: Đối với công xôn L được lấy bằng hai lần chiều dài vươn công xôn.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các giá trị trung gian của L trong mục 2a, độ võng giới hạn xác định bằng nội suy tuyến tính có kể đến các yêu cầu trong M.3.7.

Giới hạn nứt theo TCVN 5574-2018?

8.2.1.3  Khi tính toán theo sự hình thành vết nứt với mục đích không cho phép vết nứt xuất hiện thì lấy hệ số độ tin cậy về tải trọng γf > 1,0 (như khi tính toán độ bền). Khi tính toán mở rộng vết nứt và tính toán biến dạng (bao gồm tính toán bổ sung về hình thành vết nứt) thì lấy hệ số độ tin cậy về tải trọng γf = 1,0.

8.2.2.1.3  Tính toán chiều rộng vết nứt được tiến hành theo điều kiện: acrc ≤ acrc,u        (155)

trong đó:

acrc là chiều rộng vết nứt do tác dụng của ngoại lực, xác định theo 8.2.2.1.4, 8.2.2.3.1 đến 8.2.2.3.3;

acrc,u là chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép, lấy theo Bảng 17.

Bảng 17 - Chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép

Loại cốt thép

acrc,u Dài hạn

acrc,u Ngắn hạn

1. Theo điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn cho cốt thép:

CB240-T, CB300-V, CB400-V, CB500-V, CB600-V

0,3 mm

0,4 mm

2. Theo điều kiện hạn chế thấm cho kết cấu

0,2 mm

0,3 mm

Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép bị nứt theo TCVN 5574-2018?

8.2.2.1.4  Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép cần được tiến hành theo sự mở rộng dài hạn và ngắn hạn của các vết nứt thẳng góc và xiên.

Chiều rộng vết nứt dài hạn được xác định theo công thức: acrc = acrc,1 (156)

Chiều rộng vết nứt ngắn hạn được xác định theo công thức: acrc = acrc,1 + acrc,2 - acrc,3 (157)

trong đó:

acrc,1  do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn; (combo: 1*TT+0.35*LL và xét hệ số từ biến)

acrc,2  do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời (dài hạn và ngắn hạn); (combo: 1*TT+1*LL)

acrc,3  là chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn; (combo: 1*TT+0.35*LL)

Bảng 11 - Hệ số từ biến của bê tông φb,cr

Độ ẩm tương đối của không khí môi trường xung quanh, %

Giá trị của φb,cr khi cấp cường độ chịu nén của bê tông nặng bằng

B10

B15

B20

B25

B30

B35

B40

B45

B50

B55

B60 đến B100

Trên 75

2,8

2,4

2,0

1,8

1,6

1,5

1,4

1,3

1,2

1,1

1,0

Từ 40 đến 75

3,9

3,4

2,8

2,5

2,3

2,1

1,9

1,8

1,6

1,5

1,4

Dưới 40

5,6

4,8

4,0

3,6

3,2

3,0

2,8

2,6

2,4

2,2

2,0

CHÚ THÍCH: Độ ẩm tương đối của không khí môi trường xung quanh lấy theo độ ẩm tương đối trung bình tháng của tháng nóng nhất đối với vùng xây dựng theo quy định hiện hành – theo QCVN 02/2009/BXD

TCVN 198-1997 xác định: Giới hạn gia tốc đỉnh công trình do gió (Tổng gió động, hay gió tĩnh + gió động?)

+ Kiểm tra dao động: Theo yêu cầu sử dụng, gia tốc cực đại của chuyển động tại đỉnh công trình dưới tác đông của gió có giá trị nằm trong giới hạn cho phép:

Trong đó: |y| <= [Y]

|y| - Giá trị tính toán của gia tốc cực đại

[Y] - Giá trị cho phép của gia tốc, lấy bằng 150mm/s2

TCVN 9346-2012: Kết Cấu Bê Tông Và Bê Tông Cốt Thép - Yêu Cầu Bảo Vệ Chống Ăn Mòn Trong Môi Trường Biển?

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế, vật liệu và thi công nhằm đảm bảo khả năng chống ăn mòn cho các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép (thông thường và ứng suất trước) xây dựng ở vùng biển với niên hạn sử dụng công trình tới 50 năm, khi niên hạn sử dụng trên 50 năm (tới 100 năm) thì áp dụng điều 4.6.

3 Phân vùng xâm thực trong môi trường biển

3.1 Căn cứ vào tính chất và mức độ xâm thực của môi trường biển đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, môi trường biển được phân thành các vùng xâm thực theo vị trí kết cấu như sau:

3.1.1 Vùng ngập nước: vị trí các kết cấu nằm ngập hoàn toàn trong nước biển, nước lợ;

3.1.2 Vùng nước lên xuống: vị trí các kết cấu nằm giữa mức nước lên cao nhất và xuống thấp nhất của thủy triều, kể cả ở các khu vực bị sóng táp;

3.1.3 Vùng khí quyển: vị trí các kết cấu nằm trong không khí, chia thành các tiểu vùng;

3.1.3.1 Khí quyển trên mặt nước biển hoặc nước lợ: vị trí các kết cấu nằm trên mặt nước biển hoặc nước lợ;

3.1.3.2 Khí quyển trên bờ: vị trí các kết cấu nằm trên bờ trong phạm vi nhỏ hơn hoặc bằng 1 km cách mép nước;

3.1.3.3 Khí quyển gần bờ: vị trí các kết cấu nằm trên bờ trong phạm vi từ 1 km đến 30 km cách mép nước.

4.1 Yêu cầu tối thiểu về mác bê tông, độ chống thấm của bê tông, chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép, bề rộng khe nứt giới hạn và cấu tạo kiến trúc bề mặt của kết cấu công trình được quy định ở Bảng 1.

Bảng 1 - Các yêu cầu tối thiểu về thiết kế bảo vệ kết cấu chống ăn mòn trong môi trường biển

Yêu cầu thiết kế

Kết cấu làm việc trong vùng

Ngập nước(4)

Nước lên xuống

Khí quyển

Trên mặt nước

Trên bờ, cách mép nước từ 0 km đến 1 km

Gần bờ, cách mép nước từ 1 km đến 30 km

Mác bê tông, MPa(1)

Cấp bền bê tông

M30

B22.5

M40

B30

M40

B30

M50

B40

M30

B22.5

M40

B30

M50

B40

M25

B20

M30

B22.5

M40

B30

M25

B20

M30

B22.5

M40

B30

Độ chống thấm nước, atm(2)

8

10

10

12

8

10

12

6

8

10

6

8

10

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép, mm(3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kết cấu ngoài trời

- Kết cấu trong nhà

- Nước biển

- Nước lợ cửa sông

 

 

50

40

 

 

40

30

 

 

70

60

 

 

60

50

 

 

60

50

 

 

50

40

 

 

40

30

50

40

40

30

30

25

40

30

30

25

25

20

Bề rộng khe nứt giới hạn, mm(5)

 

 

 

 

 

- Kết cấu ngoài trời

- Kết cấu trong nhà

£ 0,1

-

£ 0,05

-

£ 0,1

£ 0,1

£ 0,1

£ 0,15

£ 0,1

£ 0,15

CHÚ THÍCH:

1) Đối với kết cấu bê tông không có cốt thép ở vùng khí quyển không bắt buộc thực hiện yêu cầu về mác bê tông theo Bảng 1.

2) Đối với kết cấu bê tông không có cốt thép ở vùng khí quyển biển không bắt buộc thực hiện yêu cầu về độ chống thấm nước theo Bảng 1.

3) Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép được tính bằng khoảng cách gần nhất từ mặt ngoài kết cấu tới mặt ngoài cốt thép đai.

4) Kết cấu trong đất ở vùng ngập nước và vùng nước lên xuống được bảo vệ tương tự như kết cấu trong vùng ngập nước.

5) Bề rộng khe nứt giới hạn cho trong bảng ứng với tác dụng của toàn bộ tải trọng, kể cả dài hạn và ngắn hạn. Đối với kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước không cho phép xuất hiện vết nứt.

 

4.2 Các kết cấu thi công bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước (cọc nhồi, đài móng) phải tăng 20 mm chiều dày bảo vệ so với yêu cầu tối thiểu ghi ở Bảng 1. Mối nối hàn các cọc đóng cần được bảo vệ bằng 3 lớp bitum nóng mác III hoặc IV.

4.3 Đối với các kết cấu khó cấu tạo được chiều dày lớp bảo vệ cốt thép theo yêu cầu ở Bảng 1 thì có thể dùng chiều dày nhỏ hơn kết hợp áp dụng một trong các biện pháp bảo vệ hỗ trợ như sau:

- Bảo vệ thêm mặt ngoài kết cấu bằng một lớp bê tông phun khô hoặc một lớp vữa trát chống thấm (hoặc kết hợp cả 2 lớp) có mác tương đương mác bê tông kết cấu và chiều dày bằng tổng chiều dày bê tông bảo vệ còn thiếu;

- Bảo vệ thêm cốt thép bằng lớp sơn phủ chống ăn mòn, sử dụng chất ức chế ăn mòn kết hợp sơn chống thấm mặt ngoài kết cấu, hoặc bằng phương pháp catốt. Các phương pháp bảo vệ này được áp dụng theo chỉ dẫn riêng.

Trong mọi trường hợp không thiết kế chiều dày lớp bê tông bảo vệ nhỏ hơn 30 mm đối với kết cấu bề mặt trực diện với hơi nước biển hoặc nước biển và nhỏ hơn 20 mm đối với kết cấu nằm trong nhà.

4.6 Đối với các kết cấu trong vùng khí quyển trên mặt nước, trên bờ và gần bờ có yêu cầu niên hạn sử dụng trên 50 năm (tới 100 năm) thì ngoài việc phải thực hiện quy định ở Bảng 1 còn phải áp dụng thêm một trong các biện pháp bảo vệ hỗ trợ như sau:

- Tăng mác bê tông thêm 10 MPa và độ chống thấm thêm một cấp hoặc tăng chiều dày lớp bê tông bảo vệ thêm 20 mm;

- Tăng cường bảo vệ mặt ngoài kết cấu bằng một lớp bê tông phun khô có mác bằng bê tông kết cấu dày tối thiểu 15 mm;

5.2 Để đảm bảo đồng thời mác bê tông theo cường độ nén và độ chống thấm nước ở Bảng 1, thành phần bê tông cần được thiết kế và thử nghiệm đạt yêu cầu trước khi sử dụng. Ngoài ra còn phải đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật sau đây:

- Hàm lượng xi măng tối thiểu trong 1 m3 bê tông ở trong vùng khí quyển và vùng ngập nước là 350 kg/m3, trong vùng nước thay đổi là 400 kg/m3. Hàm lượng xi măng tối đa không vượt quá 500 kg/m3;

- Hỗn hợp bê tông dùng loại có độ sụt thấp và không quá 8 cm. Trường hợp phải dùng hỗn hợp bê tông có độ sụt cao để thực hiện công nghệ thi công đặc biệt (bơm bê tông, đổ cọc nhồi…) thì sử dụng kết hợp với phụ gia dẻo hóa hoặc siêu dẻo.

6.2.2 Công tác sản xuất bê tông dùng cho các công trình ở vùng biển quy định như sau:

- Trường hợp bê tông được sản xuất và thi công bằng cơ giới hoàn toàn (trộn tại trạm, vận chuyển bằng bơm hoặc xe chuyên dùng, đổ và đầm hỗn hợp bê tông bằng máy): Bê tông tại trạm trộn phải có độ sụt phù hợp điều kiện thi công và cường độ tối thiểu không nhỏ hơn 1,15 lần giá trị mác bê tông quy định ở Bảng 1;

- Trường hợp bê tông được sản xuất và thi công bằng thủ công kết hợp cơ giới (cân đong, vận chuyển và đổ thủ công, trộn và đầm bằng máy): bê tông tại trạm trộn phải có độ sụt phù hợp điều kiện thi công và cường độ tối thiểu không nhỏ hơn 1,25 lần giá trị mác bê tông quy định ở Bảng 1.

6.2.7 Bảo dưỡng bê tông thực hiện theo TCVN 5592:1991. Không dùng nước biển hay nước lợ để bảo dưỡng bê tông cốt thép.

Xác định cấp gió bão theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam?

Theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bảng Cấp gió và sóng của Việt Nam gồm 18 cấp Beaufort, từ cấp 0 đến cấp 17

Cấp độ

Tên cấp bão

Vận tốc gió (km/h)

Vận tốc gió (m/s)

Hiện tượng hậu quả gây ra

0

 

< 1

< 0.27

Gió nhẹ.

1

 

> 1 - 5

0.27 → 1.39

Không gây nguy hại.

2

 

6 → 11

1.39 → 3.06

 

3

 

12 → 19

3.06 → 5.28

 

4

 

20 → 28

5.28 → 7.78

Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu.

5

Vùng áp thấp

29 → 38

7.78 → 10.56

Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.

6

Áp thấp nhiệt đới

39 → 49

10.56 → 13.61

Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

7

Áp thấp nhiệt đới

50 → 61

13.61 → 16.94

Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

8

Bão

62 → 74

16.94 → 20.56

Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

9

Bão

75 → 88

20.56 → 24.44

Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

10

Bão mạnh

89 → 102

24.44 → 28.33

Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

11

Bão mạnh

103 → 117

28.33 → 32.5

Biển động dữ đội. Làm đắm tàu biển.

12

Bão rất mạnh

118 → 133

32.5 → 36.95

Sức phá hoại cực kỳ lớn.

13

Bão rất mạnh

134 → 149

36.95 → 41.39

Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.

14

Bão rất mạnh

150 → 166

41.39 → 46.12

 

15

Bão rất mạnh

167 → 183

46.12 → 50.83

 

16

Siêu bão

184 → 201

50.83 → 55.83

 

17

Siêu bão

202 → 220

55.83 → 61.11

 

>17

Siêu bão

> 220

> 61.11

 
Hệ số chuyển đổi áp lực gió từ chu kỳ lặp 20 năm sang chu kỳ lặp n Năm: bảng 4.3 QCVN 02/2009/BXD

Bảng 4.3 - Hệ số chuyển đổi áp lực gió từ chu kỳ lặp 20 năm sang các chu kỳ lặp khác

Chu kỳ lặp (năm)

5

10

20

30

40

50

100

Hệ số chuyển

0,74

0,87

1,00

1,10

1,16

1,20

1,37

 

Bảng 4.4 - Hệ số chuyển đổi vận tốc gió từ chu kỳ lặp 50 năm sang các chu kỳ lặp khác

Chu kỳ lặp (năm)

5

10

20

30

40

50

100

Hệ số chuyển

0,78

0,85

0,91

0,95

0,98

1,00

1,06

Dạng địa hình: Theo 6.5 - TCVN 2737-1995?

Dạng địa hình: Theo 6.5 - TCVN 2737-1995

 

6.5. Các giá trị của hệ số k kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao so với mốc chuẩn và dạng địa hình. Xác định theo bảng 5.

Địa hình dạng A là địa hình trống trải, không có hoặc có rất ít vật cản cao không quá 1,5m (bờ biển thoáng, mặt sông, hồ lớn, đồng muối, cánh đồng không có cây cao..).

Địa hình dạng B là địa hình tương đối trống trải, có một số vật cản thưa thớt cao không quá 10m (vùng ngoại ô ít nhà, thị trấn, làng mạc, rừng thưa hoặc rừng non,vùng trồng cây thưa…)

Địa hình dạng C là địa hình bị che chắn mạnh, có nhiều vật cản sát nhau cao từ 10m trở lên (trong thành phố, vùng rừng rậm..)
Bảng chuyển đổi đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất theo thang MSK - 64?

Bảng 6.1 – QCVN 02:2009/BXD

 

Bảng chuyển đổi đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất theo thang MSK - 64

 

Cấp động đất (thang MSK – 64)

Đỉnh gia tốc nền, m/s2

V

0,118- 0,294

VI

> 0,294- 0,588

VII

> 0,588- 1,177

VIII

> 1,177- 2,354

IX

> 2,354- 4,707

X

> 4,707

Mức độ - Hệ số tầm quan trọng iên quan TCVN 9386-2012?

Phụ lục E- TCVN 9386-2012

 

Mức độ quan trọng

Công trình

Hệ số tầm quan trọng gl

Đặc biệt: Công trình có tầm quan trọng đặc biệt, không cho phép hư hỏng do động đất

- Nhà cao tầng cao hơn 60 tầng.

Thiết kế với gia tốc max có thể xảy ra

I - Công trình có tầm quan trọng sống còn với việc bảo vệ cộng đồng, chức năng không được gián đoạn trong quá trình xảy ra động đất

- Nhà cao tầng cao từ 20 tầng đến 60 tầng

1,25

II - Công trình có tầm quan trọng trong việc ngăn ngừa hậu quả động đất, nếu bị sụp đổ gây tổn thất lớn về người và tài sản

- Trụ sở hành chính cơ quan cấp tỉnh, thành phố, các công trình trọng yếu của các tỉnh, thành phố đóng vai trò đầu mối như: Công trình mục l-2.đ, l-2.g, l-2.h có nhịp, diện tích sử dụng phân loại cấp I, II;

- Nhà cao tầng cao từ 9 tầng đến 19 tầng

1,00

III - Công trình không thuộc mức độ đặc biệt và mức độ I, II, IV

- Nhà ở mục I-1, nhà làm việc mục l-2.đ, nhà triển lãm, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc phân loại cấp III;

- Nhà cao từ 4 tầng đến 8 tầng

0,75

Cấp dẻo: DCL – DCM – DCH liên quan TCVN 9386-2012?

 

Tuân theo các mục 5.3 – 5.4 – 5.5 – TCVN 9386-2012

5.3. Thiết kế theo EN 1992-1-1 - Thiết kế chịu động đất với độ dẻo kết cấu thấp - DCL

5.4. Thiết kế cho trường hợp cấp dẻo kết cấu trung bình - DCM

5.5. Thiết kế cho trường hợp cấp dẻo kết cấu cao - DCH

Loại nền đất liên quan TCVN 9386-2012?

3.1.2. Nhận dạng các loại nền đất

(1) Các loại nền đất A, B, C, D và E được mô tả bằng các mặt cắt địa tầng, các tham số cho trong Bảng 3.1 và được mô tả dưới đây, có thể được sử dụng để kể đến ảnh hưởng của điều kiện nền đất tới tác động động đất. Việc kể đến ảnh hưởng này còn có thể thực hiện bằng cách xem xét thêm ảnh hưởng của địa chất tầng sâu tới tác động động đất.

Bảng 3.1 - Các loại nền đất

Loại

Mô tả

NSPT (nhát/30 cm)

A

Đá hoặc các kiến tạo địa chất khác tựa đá, kể cả các đất yếu hơn trên bề mặt với bề dày lớn nhất là 5 m.

-

B

Đất cát, cuội sỏi rất chặt hoặc đất sét rất cứng có bề dày ít nhất hàng chục mét, tính chất cơ học tăng dần theo độ sâu.

> 50

C

Đất cát, cuội sỏi chặt, chặt vừa hoặc đất sét cứng có bề dày lớn từ hàng chục tới hàng trăm mét.

15 - 50

D

Đất rời trạng thái từ xốp đến chặt vừa (có hoặc không xen kẹp vài lớp đất dính) hoặc có đa phần đất dính trạng thái từ mềm đến cứng vừa.

< 15

E

Địa tầng bao gồm lớp đất trầm tích sông ở trên mặt với bề dày trong khoảng 5 m đến 20 m có giá trị tốc độ truyền sóng như loại C, D và bên dưới là các đất cứng hơn với tốc độ truyền sóng Vs lớn hơn 800 m/s.

 

Hệ số ứng xử q liên quan TCVN 9386-2012?

5.2.2.2. Hệ số ứng xử đối với các tác động động đất theo phương nằm ngang

(1)P Giá trị giới hạn trên của hệ số ứng xử q, nêu trong mục 3.2.2.5(3) để tính đến khả năng làm tiêu tán năng lượng, phải được tính cho từng phương khi thiết kế như sau: q = q0 . kw ≥ 1,5

trong đó:

q0 là giá trị cơ bản của hệ số ứng xử, phụ thuộc vào loại hệ kết cấu và tính đều đặn của nó theo mặt đứng (xem (2)P của điều này);

kw là hệ số phản ánh dạng phá hoại phổ biến trong hệ kết cấu có tường (xem (11)P của điều này).

(2) Với loại nhà mà có sự đều đặn theo mặt đứng theo 4.2.3.3, giá trị cơ bản q0 cho các loại kết cấu khác nhau được cho trong Bảng 5.1.

Bảng 5.1 - Giá trị cơ bản của hệ số ứng xử, q0, cho hệ có sự đều đặn theo mặt đứng

Loại kết cấu

DCL

qmax = 1.5

DCM

DCH

Hệ khung, hệ hỗn hợp, hệ tường kép

 

3,0au/a1

4,5au/a1

Hệ không thuộc hệ tường kép

 

3,0

4,0au/a1

Hệ dễ xoắn

 

2,0

3,0

Hệ con lắc ngược

 

1,5

2,0

(3) Với loại nhà không đều đặn theo mặt đứng, giá trị q0 cần được giảm xuống 20 % (xem 4.2.3.1(7) và Bảng 4.1).

(4) Các tham số a1 và au được định nghĩa như sau:

a1 là giá trị để nhân vào giá trị thiết kế của tác động đất theo phương nằm ngang để trong mọi cấu kiện của kết cấu sẽ đạt giới hạn độ bền chịu uốn trước tiên, trong khi tất cả các tác động khác vẫn không đổi;

au là giá trị để nhân vào giá trị thiết kế của tác động đất theo phương nằm ngang sẽ làm cho khớp dẻo hình thành trong một loạt tiết diện đủ để dẫn đến sự mất ổn định tổng thể kết cấu, trong khi tất cả các giá trị thiết kế của các tác động khác vẫn không đổi. Hệ số au có thể thu được từ phân tích phi tuyến tĩnh tổng thể.

(5) Khi hệ số au/a1 không được xác định rõ bằng tính toán đối với loại nhà có tính đều đặn trong mặt bằng, có thể được sử dụng các giá trị xấp xỉ sau đây của au/a1.

a) Hệ khung hoặc hệ kết cấu hỗn hợp tương đương khung:

- nhà một tầng: au/a1 = 1,1;

- khung nhiều tầng, một nhịp: au/a1 = 1,2;

- khung nhiều tầng, nhiều nhịp hoặc kết cấu hỗn hợp tương đương khung: au/a1 = 1,3.

b) Hệ tường hoặc hệ kết cấu hỗn hợp tương đương với tường:

- hệ tường chỉ có hai tường không phải là tường kép theo từng phương ngang: au/a1 = 1,0;

- các hệ tường không phải là tường kép: au/a1= 1,1;

- hệ kết cấu hỗn hợp tương đương tường, hoặc hệ tường kép: au/a1 = 1,2.

(6) Với loại nhà không có tính đều đặn trong mặt bằng (xem 4.2.3.2), khi không tính toán được giá trị của au/a1 có thể sử dụng giá trị xấp xỉ của nó bằng trị số trung bình của (a) bằng 1,0 và của (b) đã cho trong (5) của điều này.

(8) Giá trị tối đa của au/a1 được sử dụng trong thiết kế có thể lấy bằng 1,5, kể cả  khi việc phân tích theo (7) của điều này dẫn tới kết quả cao hơn.

(11)P Hệ số kw phản ánh dạng phá hoại thường gặp trong hệ kết cấu có tường và được lấy như sau:

- 1,00 với hệ khung và hệ kết cấu hỗn hợp tương đương khung;

- (1 + a0)/3 ≤ 1, nhưng không nhỏ hơn 0,5 cho hệ tường, hệ kết cấu hỗn hợp tương đương tường và kết cấu dễ xoắn. (5.2)

trong đó: a0 là tỷ số kích thước các tường trong hệ kết cấu.

(12) Nếu các tỷ số cạnh hwi / lwi của tất cả các tường thứ i của một hệ kết cấu không khác nhau một cách đáng kể, thì a0 có thể được xác định từ biểu thức sau đây:

trong đó:

hwi là chiều cao tường thứ i;

lwi là độ dài của tường thứ i.

Tổ hợp quán tính để kiểm tra mode dao động khi xét tải gió?

Tổ hợp quán tính để kiểm tra mode dao động khi xét tải gió:

 

1*TT + yE,i*HT, với yE,i = 0.5 theo bảng 1 – 3.2.4.TCXD 229-1999

Tổ hợp quán tính để kiểm tra mode dao động khi xét tải động đất?

Tổ hợp quán tính để kiểm tra mode dao động khi xét tải động đất:

1*TT + yE,i*HT, yE,i là tỉ lệ chiết giảm được quy định trong mục 3.2.4.(2) - bảng 3.4 và 4.2 của TCVN 9386:2012

yE,i  = j * y2,i                 (4.2)

Bảng 4.2 - Giá trị của j (để tính toán yEi)

Loại tác động thay đổi

Tầng

j

Các loại từ A - C*

Mái

Các tầng được sử dụng đồng thời

Các tầng được sử dụng độc lập

1,0

0,8

0,5

Các loại từ D-F* và kho lưu trữ

 

1,0

* Các loại tác động thay đổi được định nghĩa trong Bảng 3.4.

 

Bảng 3.4 - Các giá trị y2,i  đối với nhà

Tác động

y2,i

Loại A: Khu vực nhà ở, gia đình

Loại B: Khu vực văn phòng

0,3

Loại C: Khu vực hội họp

Loại D: Khu vực mua bán

0,6

Loại E: Khu vực kho lưu trữ

0,8

Loại F: Khu vực giao thông, trọng lượng xe ≤ 30 kN

0,6

Loại G: Khu vực giao thông, 30 kN ≤ trọng lượng xe ≤ 160 kN

0,3

Loại H: Mái

0

Các chỉ tiêu kiểm tra kết cấu?

2.6.3 – TCVN 198:1997. Các chỉ tiêu kiểm tra kết cấu

Kiểm tra độ bền, biến dạng, ổn định tổng thể và ổn định cục bộ của kết cấu được tiến hành theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Ngoài ra kết cấu nhà cao tầng còn phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:

+ Kiểm tra ổn định chống lật : tỉ lệ giữa mômen lật do tải trọng ngang gây ra phải thoả mãn điều kiện:

MCL / ML ≥ 1,5       (2.2)

Trong đó: MCL, ML là mômen chống lật và mômen gây lật.

- Nhà cao tầng BTCT có tỉ lệ chiều cao trên chiều rộng lớn hơn 5 phải kiểm tra khả năng chống lật dưới tác động của động đất và tải trọng gió. Khi tính toán mômen chống lật, hoạt tải trên các tầng được kể đến 50%, còn tĩnh tải lấy 90%. Khẳ năng chống lật của nhà phải thoả mãn điều kiện (2.2).

- Đối với kết cấu khung BTCT toàn khối, khi tính toán với trường hợp tải trọng thẳng đứng, mômen các dầm cần được điều chỉnh thể hiện sự phân bố lại nội lực do biến dạng dẻo gây ra. Hệ số điều chỉnh có thể lấy trong khoảng từ 0,8 - 0,9.

- Khi tỉ lệ diện tích lỗ của các vách cứng và diện tích toàn vách nhỏ hơn 0,16, khoảng cách giữa các lỗ và khoảng cách từ mép lỗ tới biên vách lớn hơn cạnh dài của lỗ thì trong tính toán vách cứng có thể sử dụng giả thiết về thiết diện phẳng (giả thiết Bemuli) cho biến dạng của vách.