Dịch Vụ Thiết Kế Kiến Trúc – Giải Pháp Toàn Diện
Thiết kế kiến trúc thể hiện sự sáng tạo, đem đến một không gian sống đẹp, chất lượng, tiện ích và tạo một môi trường sống thuận tiện, thoải mái.
KTS sẽ kết hợp giữa không gian chung và ý tưởng của chủ nhà.
Quy trình các bước trong thiết kế kiến trúc
Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế kiến trúc và nhận yêu cầu tư vấn khách hàng, trao đổi thông tin về nhu cầu cụ thể trong thiết kế, giải đáp thắc mắc.
Thoả thuận cụ thể về thời gian giao nhận hồ sơ, trách nhiệm của các bên, mẫu hợp đồng, chi phí.
Hai bên ký kết hợp đồng thiết kế.
Khảo sát thực tế, đo đạc hiện trạng, chụp ảnh tư liệu.
Thiết kế phương án sơ bộ.
Hoàn thiện các phương án dựa trên phương án sơ bộ và các đóng góp từ khách hàng.
Khi khách hàng duyệt phương án sơ bộ, chúng tôi tiến hành triển khai hồ sơ kỹ thuật và dự toán thi công chi tiết.
Bàn giao toàn bộ hồ sơ thiết kế.
Khách hàng nhận hồ sơ kỹ thuật thi công, thanh lý hợp đồng thiết kế.
Công tác thiết kế Kết cấu là một trong các bước quan trọng để đưa một công trình vào sử dụng một cách ổn định. Dựa vào hồ sơ thiết kế Kiến trúc, kỹ sư thiết kế Kết cấu có nhiệm vụ tính toán, triển khai các phương án và chi tiết tổng thể các cấu kiện của công trình từ: móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, bể nước,…Công tác thiết kế Kết cấu cho một công trình không chỉ là bài toán giữ ổn định cho công trình không bị phá hoại do tác động của các tải trọng trong quá trình làm việc của các cấu kiện mà còn là bài toán tiết kiệm chi phí cho các chủ đầu tư.
Vậy Kết cấu công trình là gì? Kết cấu công trình là từ dùng để chỉ các Cấu kiện chịu lực, các cấu kiện này chống lại sự phá hoại của các tải trọng tác dụng gây phá hủy sự ổn định cần thiết cho công trình xây dựng, Kết cấu công trình gồm nhiều bộ phận (cấu kiện) liên kết lại tạo thành bộ khung cho một công trình như: Sàn, Dầm, Cột, Vách, Móng… Kết cấu các công trình hiện nay thường được làm bằng các loại vật liệu Gạch đá, Bê tông cốt thép, Thép và Gỗ. Vậy hãy cùng tìm hiểu những lí do tại sao tư vấn thiết kế kết cấu lại là một bước quan trọng trong xây dựng.
Dự án: Nhà ở cao tầng CT6 – Tháp A&B
Dự án: Khách sạn Lan Anh
Quy hoạch xây dựng được phân thành các loại sau đây:
1) Quy hoạch vùng:
Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho các vùng sau:
a) Vùng liên tỉnh;
b) Vùng tỉnh;
c) Vùng liên huyện;
d) Vùng huyện;
e) Vùng chức năng đặc thù;
f) Vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh.
Trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, phần quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật được cụ thể hóa thông qua các đồ án chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
2) Quy hoạch đô thị:
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị phải bảo đảm các nội dung chính sau đây:
a) Xác định mặt bằng, diện tích đất xây dựng các loại công trình trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
b) Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng của các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
c) Các giải pháp thiết kế về hệ thống các công trình hậ tầng kỹ thuật đô thị, các biện pháp bảo đảm cảnh quan, môi trường sinh thái và các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật có liên quan;
d) Đối với các quy hoạch chi tiết cải tạo đô thị phải đề xuất các phương án cải tạo cac công trình hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu vực.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập trên bản đồ địa hình và bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 đến 1/2000 tùy theo nhiệm vụ quy hoạch đặt ra.
3) Quy hoạch khu chức năng đặc thù:
Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được lập cho các khu chức năng sau:
a) Khu kinh tế;
b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
c) Khu du lịch, khu sinh thái;
d) Khu bảo tồn; khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng;
đ) Khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao;
e) Cảng hàng không, cảng biển;
g) Khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật;
h) Khu chức năng đặc thù khác được xác định theo quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
4) Quy hoạch nông thôn
- Quy hoạch xây dựng nông thôn được lập cho đối tượng là xã và điểm dân cư nông thôn.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm các cấp độ sau:
a) Quy hoạch chung xây dựng được lập cho toàn bộ ranh giới hành chính của xã;
b) Quy hoạch chi tiết xây dựng được lập cho điểm dân cư nông thôn.
- Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức việc lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
Thường thì người ta hay làm mọi việc theo thói quen, với các chuyên gia trong từng lĩnh vực, thói quen tư duy là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Vậy thì thói quen, đôi khi phải được thử thách bằng cách câu hỏi về lý do tồn tại của nó. Bài viết này, cũng là một dạng như vậy, tự nhận thức lại.
Quy hoạch là gì?
Quy hoạch là một phạm vi rộng của sự hoạch định, quy hoạch xây dựng chú trọng vào việc hoạch định để xây dựng, vậy nên thay vì chúng ta cứ hỏi về các khái niệm quy hoạch xây dựng là gì, và cố gắng tìm cách định nghĩa chúng, thì hãy đặt câu hỏi về việc quy hoạch / hoạch định để làm gì. Quy hoạch là một công cụ để làm một việc có chủ đích, có thể dùng làm công cụ quản lý, có thể dùng làm đòn bẩy kích thích đầu tư, có thể dùng làm kế hoạch thực thi một ý định, hoặc cũng có thể là một công cụ giáo dục, tăng cường nhận thức của cộng đồng, hoặc thậm chí là một công cụ để phá hủy, đàn áp và hủy hoại môi trường. Hãy chú trọng vào mục đích, chứ không phải hình thức ngữ nghĩa.
Bản chất của công việc quy hoạch là dự đoán, mà đã là dự đoán thì không thể lúc nào cũng đúng và cũng rất khó phát hiện sai, vì toàn bộ lập luận đều dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ, và những mong muốn khắc phục nó để không lặp lại sai lầm nữa. Điều này đòi hỏi phải sử dụng một loại tư duy khoa học về sự bất định và kiểm soát rủi ro, hơn và việc hoạch định các điều tốt và theo đuổi chúng, vì chúng có thể không thành hoặc chuyển biến thành các điều xấu, tùy theo cách định nghĩa của chúng ta.
Quy hoạch là để thực hiện và cho phép sửa sai
Sự tiếp tục thực hiện hoạch định kế hoạch dựa trên thống kê, chỉ tiêu và các đánh giá số liệu theo tư duy của phương Tây đã thống trị cái cách mà chúng ta thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng , thực tế, chúng ta đã thấy rằng, chưa bao giờ nó đúng đắn cả. Trong khi cơ chế của chúng ta lại không cho phép chúng ta sửa sai, mà thật ra, sửa sai phải nhanh hơn việc phạm sai lầm thì mới tiến bộ được.
Ở bất kỳ quy mô, phạm vi nào, công tác quy hoạch xây dựng là những thí điểm về ý tưởng phát triển, tập trung, phân tán và sử dụng các nguồn lực, trong bối cảnh cạnh tranh của các bên liên quan. Quy hoạch cho phép chúng ta thử nghiệm trên tất cả mọi vấn đề hiện hữu của đô thị, kể cả những khu vực đã ổn định và nhạy cảm, như các khu trung tâm tài chính, khu công viên, khu bảo tồn hay vùng sinh thái ẩm ướt.
Việc phạm sai lầm và tạo điều kiện cho việc sửa sai và thích ứng với sự cạnh tranh, thay đổi và hòa nhập và điều kiện tiên quyết trong cách thực hiện các dự án quy hoạch, chúng ta hiểu ra ở phạm vi tác động lớn, sự tham gia của quá nhiều các bên liên quan, một mặt, cho phép chúng ta thu nhận nhiều ý kiến, nhưng đồng thời cũng hạn chế việc tiếp cận và ra các quyết định nhanh chóng để thực thi và tiếp tục giám sát sửa sai việc thực thi. Hãy chú trọng vào quá trình cho phép sự sửa đổi diễn ra, chứ không phải sự thực thi thiếu thực tế.
Hệ thống giao thông hủy hoại môi trường
Quy hoạch xây dựng vạch ra một lộ trình để lưu thông và giúp định hình các mô hình phát triển đã phổ biến, đã được chấp thuận hay quen thuộc với nhận thức của chúng ta ở thời điểm hiện tại. Hệ thống giao thông được hiểu là nhu cầu của sự tiếp nối, sử dụng các nguồn lực khác nhau ở từng vị trí, quy mô và tính chất. Tổng quát hơn, nó là hệ thống giúp tiêu thụ các nguồn tài nguyên không theo quy luật của tự nhiên, mà theo quy luật tổ chức của con người.
Cách thức tiếp cận mới, xem hệ thống giao thông là một lộ trình để bảo vệ môi trường, phân bổ lại việc sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên theo đúng quy luật tự nhiên và vai trò của con người là một mắt xích cho sự di chuyển tích cực, đó là một hệ thống sản sinh nhiều hơn các giá trị lưu thông thuần túy, nhất là về khía cạnh đa dạng sinh học, môi trường, xã hội và kinh tế.
Chúng ta hãy nhìn cách thức mà hệ thống giao thông phát triển trong sự hình thành các đô thị, để thấy rằng, sự lãng phí đầu tư rất lớn và việc phá hoại những đặc tính tự nhiên cơ bản của con người đang diễn ra trầm trọng, chúng ta không thích nghi với những gì có vận tốc di chuyển nhanh hơn chúng ta.Giao thông mà một lộ trình để làm việc và tiếp tục các sự việc trong thời gian sử dụng giao thông. Việc di chuyển và tính chất của hệ thống giao thông dần phải thay thế bằng việc không di chuyển quá vận tốc chuyển động tối đa của con người nhằm duy trì các sự cân bằng trong nhận thức và tâm sinh lý, trong khi việc sử dụng các nguồn tài nguyên được đảm bảo bằng.
Quy hoạch hệ thống giao thông, một mặt để giảm nhu cầu giao thông và đồng thời, sử dụng thời gian giao thông cho chính các hoạt động tích cực là một xu hướng, và đồng thới, làm rõ nhu cầu giao thông là một việc làm thiết yếu hàng ngày để bảo vệ môi trường. Trung bình, chúng ta dành 1/10 ngày cho việc di chuyển và tiêu tốn hơn 1/5 năng lượng cơ thể để thực hiện các hoạt động di chuyển này. Vì vậy, hãy nghĩ đến giá trị nó tạo ra nhiều hơn và việc thực thi nó một cách máy móc.
Hãy nghĩ đến đường xá là một loại không gian dùng để bảo vệ tự nhiên, giảm thiểu và hấp thụ ô nhiễm và trải nghiệm cuộc sống của con người, hơn là nơi chỉ để làm hao mòn lốp xe của bạn.
Sử dụng đất hay sử dụng công trình
Chúng ta đang hoạch định phát triển đô thị và các vùng tập trung dựa trên các cấu trúc phân khu và sử dụng đất vô cùng lạc hậu và cứng nhắc, mặc dù, có rất nhiều chuyên gia đang sử dụng nó.
Có nhiều cách tính toán và hoạch định các chức năng sử dụng đất, nhưng xét cho cùng, nó chịu sự chi phối và quyết định bởi công trình, tức là môi trường thực thể tồn tại trên nó, mà là công trình sản phẩm thì điều tiết thị trường.
Sử dụng đất, chính là việc hoạch định điều kiện tối thiểu sử dụng để bảo vệ môi trường một cách tốt nhất, chứ không phải là việc quy định cụ thể một hình thức nào. Sử dụng là một động từ hướng đến sự cụ thể, trong khi không sử dụng lại.
Đất đai là một công cụ, và công trình là mục đích, đừng lầm lẫn giữa công cụ và mục đích trong vấn đề đáp ứng nhu cầu theo thị trường. Một ví dụ rất dễ thấy, đó là các quy hoạch phân khu, thường hạn chế các nội dung liên quan đến dân cư, dẫn đến các nguồn nhà ở dễ khan hiếm, đẩy giá các dự án nhà ở lên cao hơn, tạo ra nhiều nguồn ô nhiễm hơn do phải sử dụng khoảng cách để di chuyển.
Tính chất tự nhiên của đất đai quyết định cái có thể xây dựng, nhu cầu quyết định cái sẽ xây dựng, và quy hoạch tạo ra một phạm vi cái không nên xây dựng.
KTS Trương Nam Thuận - Thiết kế quy hoạch cấp cao, Tập đoàn thiết kế Ong–Ong, Singapore
Đó là yêu cầu đầu tiên và tiên quyết để có thể thiết kế và lắp đặt các thiết bị điện nước cho căn nhà của bạn. Bạn phải biết được nhu cầu thực sự của gia đình mình là gì thì mới có thể thiết kế và lắp đặt hệ thống điện nước đúng đắn và hợp lý được. Những vật dụng thiết yếu cần được ưu tiên. Nhưng giả sử có những thiết bị ngay tại thời điểm xây nhà bạn chưa có hoặc chưa có nhu cầu sử dụng nhưng sẽ cần và chắc chắn sẽ lắp đặt thêm trong tương lai thì hãy tính toán để làm phương án dự trù. Bởi các đường dây điện hay ống nước đều đi âm tường nên nếu sau này có phát sinh chỉ có cách chia nhánh hoặc làm thêm đường dây, đường ống bên ngoài, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của ngôi nhà.
– Đường dây điện qua móng nhà, tường, sàn nhà… phải được đặt trong ống cách điện.
– Các ống cách điện cần phải đặt dốc, tránh ứ đọng nước.
– Hạn chế đi đường dây điện trên tường vì khi đóng đinh sẽ làm mất thẩm mỹ ngôi nhà.
– Khi bố trí đường dây điện cần tránh việc các đường giao hoặc cắt nhau.
– Nên bố trí các công tắc điện đặt cao hơn mặt nền 1,50 m.
– Tránh để ổ cắm điện gần các thiết bị kim loại khác, có thể gây chạm điện, giật điện khi sơ ý chạm vào thiết bị kim loại.
– Nên bố trí thêm thiết bị báo cháy, hay thiết bị bảo vệ.
– Tính toán để đường ống nước đến các thiết bị dùng nước phải ngắn nhất.
– Phải dùng ống nước tốt, các mối nối phải khít, vì đường ống đứng thường đặt trong hộp kỹ thuật gần các thiết bị dùng nhiều nước.
Nếu là các đường ống nằm ngang thì hay đặt trong tường do vậy
– Thiết kế đường ống nước nên thuận lợi cho việc kiểm tra, bảo trì.