Dịch vụ thiết kế của Goldenbase
Các dịch vụ khác Golden Base cung cấp
30-04-2021 - 16:36 PM | Bất động sản
Theo UBND Tp.HCM, năm nay Thủ tướng giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách cho thành phố hơn 42.200 tỉ đồng, trong đó vốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ hơn 14.800 tỉ đồng, vốn cân đối từ ngân sách Tp.HCM gần 27.400 tỉ đồng.
Theo đó, chính quyền Tp.HCM vay 100 triệu USD (hơn 2.300 tỷ đồng) từ Ngân hàng Thế giới (WB) để đầu tư phát triển hạ tầng và cải cách chính sách. Đây là nội dung được đề cập trong chương trình cho vay hỗ trợ chính sách phát triển ngân sách Tp.HCM (DPO-2) vừa được UBND thành phố phê duyệt.
DPO là hình thức hỗ trợ của WB nhằm giúp bên vay đạt được kết quả bền vững thông qua tiến trình cải cách chính sách và thể chế. Chương trình kỳ vọng giúp Tp.HCM có nguồn tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực quản lý. Theo đó, toàn bộ số tiền giải ngân từ chương trình sẽ chuyển vào ngân sách thành phố, chi cho các dự án đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của thành phố và chuyển tiếp thực hiện trong 5 năm tiếp theo.
Một số công trình dự kiến dùng vốn vay từ chương trình này, bao gồm: xây mới 3 bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi (hơn 1.850 tỉ đồng), Hóc Môn (hơn 1.800 tỉ đồng), Thủ Đức (hơn 1.900 tỉ đồng); hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân, Tp.Thủ Đức (254 tỉ đồng); cải tạo rạch Đầm Sen (hơn 84 tỉ đồng); xây bờ bao và cống ngăn triều trên rạch Cầu Sập, quận 8 (gần 125 tỉ đồng); cải tạo hệ thống thoát nước đường Lý Chiêu Hoàng, quận 6 (gần 100 tỉ đồng)…
Chương trình có thời gian thực hiện 3 năm, kể từ ngày hiệp định giữa Tp.HCM và WB được ký. Về cơ chế tài chính, UBND thành phố vay lại toàn bộ vốn của WB với điều khoản thống nhất như Hiệp định tài trợ chương trình DPO-2 giữa Bộ Tài chính và WB. Thành phố sẽ bố trí ngân sách địa phương hoặc nguồn vốn khác trả nợ đúng hạn.
Theo UBND Tp.HCM, năm nay Thủ tướng giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách cho thành phố hơn 42.200 tỉ đồng, ttrong đó vốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ hơn 14.800 tỷ đồng, vốn cân đối từ ngân sách TP HCM gần 27.400 tỉ đồng.
Trong khi đó, nhu cầu vốn đăng ký của các đơn vị trong năm nay hơn 47.800 tỉ đồng, dẫn đến nguồn vốn Trung ương giao không đủ cân đối, thiếu hơn 20.400 tỉ đồng. Vì vậy, UBND Tp.HCM cho rằng việc giải ngân nguồn vốn từ Chương trình DPO-2 trong năm 2021 giúp thành phố tăng khả năng cân đối ngân sách cho đầu tư phát triển.
Nguồn: https://cafef.vn/ha-noi-duong-vanh-dai-4-rong-toi-120m-se-hoan-toan-khac-biet-voi-tang-tren-la-duong-cao-toc-tang-duoi-la-duong-ket-noi-20210430162717835.chn
Sáng 29-4, hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã khai mạc, cho ý kiến về dự thảo chương trình hành động của Đảng bộ thành phố thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố; dự thảo nghị quyết về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo thông tin từ CAND, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng Hà Nội hiện nay trong cái áo quá chật, đường vành đai 3 giờ tắc suốt ngày đêm, đặc biệt là các cửa ngõ dồn vào khu vực Pháp Vân - Cầu Giẽ. Nếu có đường vành đài 4 thì không gian phát triển đô thị ở TP, không gian để thu hút đầu tư vô cùng lớn, từng bước giảm chênh lệch phát triển giữa khu vực Hà Nội ngày trước và Hà Nội mới bây giờ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết: "Mình đã quyết làm là tập trung bố trí vào đây, trước hết là giải phóng mặt bằng, thường trực Thành ủy họp thống nhất quy mô cao nhất đường có mặt cắt ngang 120m, có 2 tầng, tầng trên là đường cao tốc, tầng dưới là để kết nối với các đô thị sau này".
Theo bí thư Hà Nội, điểm khác giữa đường vành đai 3 hiện nay và đường vành đài 4 trong tương lai là ở chỗ khi làm quy hoạch đường vành đai 4 thì làm luôn quy hoạch đường sắt, hai bên đường ngoài 120m mặt cắt ngang thì cắm mốc giới 200-300m để làm quy hoạch chi tiết 1/500, làm các quy hoạch phân khu để giữ đất.
Sau gần 10 năm được phê duyệt quy hoạch, tuyến vành đai 4 - vùng Thủ đô dài gần 100km qua địa bàn ba tỉnh (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh) với quy mô 6 làn xe, trong đó đoạn qua thủ đô hơn 56km đang được thành phố Hà Nội khởi động.
Dự kiến, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 66.500 tỉ đồng, sẽ được triển khai thi công và cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, nếu dự án tuyến đường vành đai 4 và vành đai 5 vùng Thủ đô sớm được đầu tư sẽ tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương và giúp giảm áp lực giao thông. Tuy nhiên, 2 tuyến đường vành đai này vẫn đang gặp nhiều trở ngại về nguồn vốn đầu tư.
Lan Nhi
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Chúng tôi luôn làm việc chăm chỉ với độ chính xác cao để mang đến sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng.